Dưới đây là một số biện pháp chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm sau khi đã được các bà mẹ sử dụng:
Đối với trẻ sơ sinh, do da bé còn rất mỏng manh nên bạn không nên thoa trực tiếp lên mũi bé để bé ngửi được mà bạn cần làm như sau để tránh tổn thương cho da bé: cho vài giọt dầu tràm vào miếng bông hay khăn để cho bé ngửi, hoặc nhỏ dầu tràm lên khăn quấn cổ hay gối nằm để hương thơm dầu tràm đi vào mũi của bé và tiêu diệt vi khuẩn. Mỗi ngày cho bé ngửi 4-5 lần dầu tràm sẽ giúp bé thông mũi và giảm ngạt mũi hiệu quả.
Dùng dầu tràm xông phòng sẽ giúp không khí trở nên thông thoáng và ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp tốt hơn.Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng đèn đốt tinh dầu tràm hoặc cho tinh dầu tràm vào máy phun sương để sát khuẩn không khí. Người lớn hoặc trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng nước tắm có pha dầu tràm để xông hơi nhằm làm loãng dịch đờm trong mũi, dễ thở và giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Vào buổi tối trước khi cho bé đi ngủ, me hãy xoa dầu tràm vào tay rồi xoa đều lên bàn chân, vùng ngực, lưng của bé để giữ ấm và ngăn ngừa gió lạnh gây ngạt mũi.
Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, các mẹ thường có thói quen sử dụng nước muối sinh lý. Đây cũng là cách khá tốt để chữa ngạt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, tinh dầu tràm là một sản phẩm rất an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng rất tốt. Nhiều công trình nghiên cứu cũng khẳng định, dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm, ngăn chặn các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả. Dầu tràm cũng rất an toàn nên có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, phụ nữ mang thai… để phòng ngừa cảm mạo, ho, sổ mũi. Mẹ quan tâm muốn mua tinh dầu tràm nguyên chất có thể tham khảo tại: https://tinhdaukepha.vn/
Nguồn: http://dantridoisong.com/chua-ngat-mui-o-tre-so-sinh-bang-tinh-dau-tram-co-tot-khong.html